Tổ chức làng Làng (Việt Nam)

Tổ chức hành chánh của làng
Thời đạiCơ quan nghị quyếtNgười chủ tọaNgười chấp hànhHương viên trị an
Nhà Hậu LêHội đồng kỳ dịchHương trưởngXã trưởngTrùm trưởng
Nhà NguyễnHội đồng kỳ dịchTiên chỉLý trưởngTuần đinh
Cải tổ 1921Hội đồng tộc biểuChánh hương hộiChánh hương hội
Tu chính 1927Hội đồng tộc biểu &
Hội đồng kỳ mục
Chánh hương hội &
Tiên chỉ
Chánh hương hội
Cải tổ 1941Hội đồng kỳ hàoLý trưởngLý trưởngTrương tuần
Quốc gia Việt NamHội đồng hương chánhChủ tịchChủ tịchỦy viên cảnh sát

Làng truyền thống của người Việt chủ yếu có ba cơ quan: cơ quan nghị quyết, cơ quan chấp hành, và cơ quan trị an.Thời nhà Lê thì hội đồng kỳ dịch là cơ quan nghị quyết, có hương trưởng (sau gọi là tiên chỉ) đứng đầu. Hương mục lãnh trách nhiệm trông coi tài sản công tư của xã. Trị an, tự vệ thì giao cho trùm trưởng (sau gọi là tuần đinh). Hương mục và trùm trưởng cũng là thành viên của hội đồng kỳ dịch.

Hội đồng kỳ dịch thường là các hương hào danh tiếng có phẩm hàm, học thức, hoặc là hưu quan trong xã. Điều kiện vào hội đồng không nhất định mà tùy theo hương ước của làng. Có làng xét ngôi thứ trong hội đồng theo "thiên tước" tức là ai cao tuổi nhất thì là tiên chỉ. Có làng xét theo "nhân tước" và ai đỗ cao nhất hay có phẩm hàm cao nhất thì ngồi chiếu tiên chỉ.

Phần lớn làng xã "trọng khoa hơn hoạn", tức là trọng người đỗ cao hơn là chức lớn. Ví dụ như người đỗ phó bảng có thể làm quan đến nhất phẩm nhưng khi về hưu vào đình họp thì sẽ phải ngồi chiếu thấp hơn người đỗ tiến sĩ dù tiến sĩ chỉ làm quan thăng đến tam phẩm.[2]

Hội đồng kỳ dịch thường nhóm họp một tháng hai lần vào ngày mồng một (sóc) và ngày rằm (vọng) sau khi lễ thành hoàngđình. Công việc cấp xã gồm quyết định chi thu các ngạch thuế đinh, tiền cheo, tiền vạ cùng những việc tế tự. Hội đồng kỳ dịch còn có quyền xét xử những vụ hình luật nhỏ.

Chấp hành là xã trưởng, tức lý trưởng do dân bầu ra để thi hành những nghị quyết của hội đồng kỳ dịch cùng là đại biểu của xã khi liên lạc với triều đình như các quan từ cấp huyện trở lên khi nhà nước thu thuế, mộ lính, hay bắt dân làm tạp dịch. Giúp xã trưởng là phó xã trưởng.

Thời Pháp thuộc

Sau khi thôn tính Nam Kỳ người Pháp đã cho tổ chức lại nhân sự trong làng với Ban hội tề gồm các nhân viên với các chức vụ, và thứ vị như sau:

  1. Hương cả: Hương chức đứng đầu, chủ tọa, giữ văn khố
  2. Hương chủ: Phó chủ tọa, thanh tra các cơ quan, tường trình lên hương cả.
  3. Hương sư: Cố vấn trong việc giải thích luật lệ. Hương sư là giáo viên trong làng.
  4. Hương trưởng: Giữ ngân sách, trợ giúp giáo viên, nhân viên ban chấp hành.
  5. Hương chánh: Hòa giải tranh chấp nhỏ của người trong làng.
  6. Hương giáo: Chỉ dẫn các hương chức trẻ, thư ký hội đồng.
  7. Hương quản: Trưởng ban cảnh sát, kiểm soát hệ thống giao thông, chuyển vận.
  8. Hương bộ: Giữ các bộ thuế và sổ chi thu, trông nom tài sản chung của làng.
  9. Hương thân: Hương chức trung gian giữa tư pháp và ban hội tề.
  10. Xã trưởng: Hương chức chấp hành, trung gian giữa làng và chính quyền. Giữ ấn (dấu) của làng, đảm nhiệm việc thu thuế.
  11. Hương hào: Hương chức chấp hành.
  12. Chánh lục bộ: Hộ tịch, báo cho dân làng biết khi có dịch tễ.

Ngoài ra tùy theo địa phương, có thể có thêm

  1. Hương lễ: Có nhiệm vụ trong các buổỉ tế lễ.
  2. Hương nhạc: Âm nhạc.
  3. Hương ẩm: Hội hè, cỗ bàn.
  4. Hương văn: Soạn văn tế.
  5. Thủ khoản: Trách nhiệm ruộng nương, công điền.
  6. Cai đình: Trách nhiệm trông coi cơ sở, đình miếu.
  7. Hương thị: quản lý việc trong chợ

Cải tổ 1921

Trong khi đó làng xã Việt Nam ở TrungBắc Kỳ vẫn hoạt động không mấy thay đổi đến năm 1921 thì người Pháp ra lệnh bãi bỏ Hội đồng kỳ dịch và thay thế vào đó là Hội đồng tộc biểu, còn gọi là Hội đồng hương chính. Với sự cải tổ này chính quyền muốn áp dụng một khía cạnh dân chủ bằng cách cho dân đinh 18 tuổi trở lên đi bầu bỏ phiếu cho những đại biểu thành viên trong Hội đồng. Ứng cử viên tối thiểu phải 25 tuổi và sở hữu tài sản trong làng. Mỗi làng được có tối đa 20 đại biểu đại diện cho những gia tộc trong làng.[3]

Đại biểu trong Hội đồng hương chính sẽ chọn một người làm chánh hương hội và một người làm phó hương hội, thay thế cho tiên chỉ và thứ chỉ trước kia. Ngoài ra còn có những hương chức khác như phó lý, thư kýthủ quỹ. Hội đồng hương chính áp dụng được 6 năm, đến năm 1927 thì phải bỏ vì sự phản đối của dân quê vốn ủng hộ lệ làng cổ truyền. Người Pháp phải thích ứng bằng cách cho lập lại Hội đồng kỳ mục để cùng điều hành việc làng với hội đồng hương chính. Theo đó thì số kỳ mục không hạn chế và nhiệm kỳ cũng không hạn định.[4]

Cải tổ 1941

Năm 1941 cả hai hội đồng kỳ mục và hội đồng hương chính bị bãi bỏ và một hội đồng duy nhất được lập ra: Hội đồng kỳ hào. Cơ quan này giống như hội đồng kỳ dịch cũ nhưng việc quản lý thì giao cho Ủy ban quản trị chỉ có bảy thành viên. Cơ quan chấp hành vẫn là lý trưởng, phó lý, trưởng bạ (trông coi sổ sách điền bộ), hộ lại (trông coi giấy tờ sinh, tử, giá thú), thủ quỹ, và trương tuần. Tuy nhiên thay vì theo truyền thống thì lý trưởng do dân làn bầu ra, lý trưởng và những hương chức chấp hành kể từ năm 1941 là do hội đồng kỳ hào quyết đoán cả nên tính cách dân chủ cổ truyền đã mất đi.[5]

Quốc gia Việt Nam

Đình Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), một ngôi đình tiêu biểu, cũng là trọng điểm trong làng, nơi hương chức nhóm họp và cử hành nghi thức tế lễ thần hoàng của làng

Hội đồng kỳ hào sau thời Pháp thuộc ở phía nam vĩ tuyến 17 thuộc Quốc gia Việt Nam có những cải tổ sau đây. Thứ nhất là tên gọi được đổi lại thành Hội đồng hương chánh. Đứng đầu hội đồng hương chánh là chủ tịch và phó chủ tịch thêm tổng thơ ký giúp việc. Thành viên hội đồng là ủy viên. Mỗi ủy viên kiêm thêm một đặc vụ.

Làng nhỏ thì chỉ có hai ủy viên y tế và ủy viên giáo dục. Làng lớn thì có thể có đến chín ủy viên cả thảy tức hai ủy viên vừa kể trên và thêm hộ tịch, cảnh sát, tài chính, thuế vụ, công chánh, kinh tế, và canh nông.[6]